Công ty thiết kế và may áo đồng phục uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM

Vải cotton là gì?Có những loại vải cotton nào?

Công ty thiết kế và may áo đồng phục uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM
Ngày đăng: 08-08-2021
1,103 lượt xem

Nếu như bạn là người yêu thích thời trang chắc hẳn sẽ không còn xa lại gì với chất liệu vải cotton. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết vải cotton là gì? Trên thị trường có bao nhiêu loại vải cotton? Ứng dụng của vải cotton là gì?,... Hãy cùng chúng Tôi tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Vải cotton là gì?
2. Lịch sử của vải cotton
3. Ưu điểm vải cotton là gì?
4. Quy trình sản xuất vải cotton
5. Ứng dụng của vải cotton là gì?
6. Vải cotton được sản xuất ở đâu trên thế giới?
7. Có những loại vải cotton nào?
8. Sản xuất vải cotton ảnh hưởng đến môi trường?

Vải cotton là gì
Vải cotton là gì

1. Vải cotton là gì?

Vải cotton là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Loại vải này được dệt từ sợi bông thiên nhiên, không có chứa bất kỳ hợp chất hóa học nào. Sợi bông được lấy từ các sợi bao quanh hạt của cây bông vải, được thu hoạch khi quả bông đã chín.

Vải cotton có rất nhiều ưu điểm nổi bật như: Vải nhẹ, có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, thoáng mát, chống mài mòn cao, dễ dệt nhuộm,... Nguyên liệu sản xuất vải cotton rất dồi dào và có sẵn trong tự nhiên. Vải cotton được sử dụng trong rất nhiều ngành may mặc như: Sản xuất quần áo, chăn ga, gối nệm, khăn, rèm cửa,... Đồng thời thúc đẩy của sự phát triển của ngành nông nghiệp.

2. Lịch sử của vải cotton

Bằng chứng sớm nhất cho việc sử dụng sợi bông trong dệt may là ở điểm Mehrgarh và Rakhigarhi, Ấn Độ. Có niên đại khoản 5000 năm trước công nguyên. Nền văn minh Indus két dài ở Ấn Độ từ 3300 - 1300 trước công nguyên, đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ nghề trồng bông lấy sợi, điều này đã giúp người dân có quần áo và hàng dệt may sẵn có.

Cũng có phát hiện rằng người Mỹ đã sửu dụng bông để dệt từ 5500 trước công nguyên và việc trồng bông lấy sợi đã phổ biến khắp Mesoamerica từ ít nhất 4200 năm trước công nguyên. Trong khi người Trung Quốc cổ đại lại dựa vào tơ tằm nhiều hơn là bông để sản xuất quần áo, việc trồng bông tại Trung Quốc phổ biến vào thời nhà Hán, kéo dài từ năm 206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên.

Tại Châ Âu. Nhờ vào cuộc chinh phạt người hồi giáo trên bán đảo Iberia, đã giúp họ có công nghệ sản xuất bông và các nước Châu Âu nhanh chóng trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu bông lớn nhất thế giới, cùng với Ai Cập và Ấn Độ.

3. Ưu điểm vải cotton là gì?

Nhẹ, thoáng mát: Vải cotton được đánh giá cao về độ nhẹ, thoáng mát, hút ẩm cực kỳ tốt của nó. Đặc biệt, vải cotton cực kỳ mềm mại và không có đặc tính giữ nhiệt giống như lụa và len. 

Độ bền khá cao: Mặc dù vải cotton bền hơn lụa, nhưng kém bền hơn len và loại vải này khá dễ bị vón cục và rách nếu như không bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, vải bông vẫn là một trong những loại vải được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.

Khả năng hút ẩm tốt: Vải bông có đặc tính thấm nước và cũng nhanh khô, khiến cho nó có khả năng hút ẩm cao. Tuy nhiên, vải cotton tương đối dễ bị nhăn và sẽ bị co lại khi giặt, trừ khi nó được xử lý từ trước.

Vải cotton mang nhiều ưu điểm nổi bật
Vải cotton mang nhiều ưu điểm nổi bật

4. Quy trình sản xuất vải cotton

Các nhà sản xuất lấy các sợi bông từ lớp vỏ bảo vệ dạng sợi xung quanh hạt bông. Để làm ra vải, trước hết người ta phải tách sợi bông ra khỏi hạt. Trước đây công đoạn này được làm bằng tay, nhưng đến năm 1794, doanh nhân người Mỹ Eli Whitney đã phát minh ra máy tách bông, giúp quá trình tách bông khỏi hạt diễn ra nhanh hơn.

Trồng và thu hoạch bông: Cây bông được bắt đầu gieo trồng vào mùa xuân, quá trình thu hoạch bông diễn ra trong 3 đợt. Thông thường mùa thu hoạch diễn ra vào tháng 11-12 trong năm. Đợt 1 là thu quả dưới gốc đã nở. Đợt hai thu hoạch sau 1-15 ngày, lấy những quả bông ở gần thân giữa của cây. Đợt thu hoạch cuối cùng là lấy tất cả những bông đã nở còn lại.

Tinh chế bông: Sau khi thu hoạch, bông sẽ được phơi khô, làm sạch, không còn hạt hay tạp chất. Sau đó được đưa vào lò hơi để nấu và lọc nhiều lần để loại bỏ một số tạp chất chất như: Nito, pectin, axit hữu cơ,...

Hòa tan và kéo sợi: Xơ bông sau khi tinh chế sẽ biến thành dạng lỏng và được hòa tan với dung môi đặc biệt để tạo thành hỗn hợp. Sau đó được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để tạo thành sợi cotton.

Dệt vải: Ở giai đoạn này, sợi cotton cơ bản đã được hoàn thành. Các sợi ngang và sợi dọc sẽ được dệt với nhau để tạo thành tấm vải. Trong quá trình dệt, tấm vải tiếp tục được làm bóng để sợi cotton trương nở ra, tăng khả năng thấm nước và bắt màu nhuộm. Tiếp theo là tẩy trắng để làm mất màu tự nhiên của vải.

Nhuộm vải cotton:Đây là công đoạn sản xuất vải cotton cuối cùng. Vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuôm và các chất phụ gia hữu cơ để vải dễ bắt màu. Sau mỗi lần nhuộm xong vải sẽ được đem đi giặt nhiều lần, nhằm loại bỏ các hợp chất, sợi vải vụn và chất bẩn trên bề mặt. Tiếp theo, nó được cắt may thành các sản phẩm hữu dụng như: Khăn trải giường, quần áo, quần jean,...

5. Ứng dụng của vải cotton là gì?

Hiện nay, có khoản 75% sản phẩm quần áo trên thế giới có chứa thành phần cotton bên trong. Các nhà sản xuất đã sử dụng sợi cotton để tạo ra vô số loại vải sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau. 

Ví dụ: Hầu hết áo thun đều chứa thành phần cotton bên bên trong. Quần jean thật được làm từ 100% sợi cotton. Vải cotton còn được sử dụng làm khăn tắm, ga trải giường, chăn, áo gối,... Thậm chí các nhà sản xuất còn dùng vải cotton làm rèm, đồ treo tường hay làm các đồ trang trí trong nhà.

Vải cotton có tính thoáng khí rất cao nên còn được sử dụng để may quần áo thời trang cho mùa hè. Sự mềm mại của nó làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt nhất để may đồng phục công sở, áo đồng phục nhân viên, đồng phục quảng cáo,...

Quần jean dệt từ 100% sợi cotton
Quần jean dệt từ 100% sợi cotton

6. Vải cotton được sản xuất ở đâu trên thế giới?

Hiện nay, vải cotton được sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Statista, Ấn Độ đã vượt qua sản lượng sản xuất bông tại các nước Đông Á từ năm 2017 - 2018, với tổng sản lượng là 6.205.000 Tấn bông.  Trung Quốc chỉ xếp sau, với tổng lượng sản xuất là 5.987.000 Tấn bông. Mỹ là nước sản xuất lớn thứ 3 với 4.555.000 Tấn bông. Ngoài ra, còn có các quốc gia có lượng sản lượng bông lớn khác như: Brazil, Australia, Pakistan,...

7. Có những loại vải cotton nào?

- Vải cotton 100%(CM)

Đây là loại vải được sản xuất từ 100% sợi cotton tự nhiên, chỉ được xử lý hóa chất chống mục, chống mốc, chứ không hề pha bất kỳ sợi hóa học nào. Đặc tính của vải cotton 100% là thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, an toàn với môi trường và người sử dụng. Tuy nhiên, vải 100% nhìn khá thô, chỉ phù hợp may quần áo thời trang cho nam giới. Giá thành vải 100% cotton cũng khá cao.

- Vải cotton 65/35(CVC)

Đây là loại vải cotton pha với sợi poly nhân tạo theo tỉ lệ, 65% sợi cotton và 35% sợi PE. Nhờ có tỉ lệ phần trăm cotton bên trong cao(65%) nên vải vẫn giữ được các đặc tính của vải cotton là mềm mại, thoáng mát. Đồng thời, 35% sợi polyester bên trọng giúp cho vải có độ bền cao, co giãn tốt hơn.

- Vải cotton 35/65(tixi)

Ngược lại với vải cotton CVC, cotton tixi có thành phần là 35% cotton và 65% poly. Sự pha trộn này giúp vải cotton tixi mềm hơn, độ bền cao hơn, thích hợp sử dụng may quần áo mặc thường ngày. Tuy nhiên, do ít cotton bên trong nên không thoáng mát bằng vải cotton CVC.

- Vải cotton poly

Đây là loại sợi tổng hợp được tạo ra bằng cách tổng hợp sợi bông cotton với các sợi tổng hợp khác. Mỗi nhà sản xuất sẽ có tỉ lệ pha trộn giữa cotton và poly khác nhau. Tỉ lệ pha cotton càng nhiều thì vải sẽ mềm mại, thoáng mát hơn.

- Vải cotton mỹ

Đây là loại vải cotton có cấu trúc sợi dài vượt trội. Chất liệu này đã giúp cải thiện được những nhược điểm sẵn có của vải cotton truyền thống như: Vải có độ bền cao, rất ít bị xù lông, không bị co rút sau khi giặt, bề mặt vải sáng đẹp hơn vải cotton thường. Tuy nhiên, giá thành vải cotton mỹ khá cao.

- Vải cotton satin

Đây là loại vải cotton sợi dài nhưng được dệt theo kiểu satin. Để sản xuất ra loại vải này, yêu cầu phải sử dụng cotton sợi dài, độ bền cao, chịu được những tác động trong quá trình dệt. Sau khi dệt hoàn thành vải cotton satin sẽ có độ mềm mượt cao, thông thoáng của vải cotton, không bị nhăn mỗi khi vò, giặt. Người ta sử dụng loại vải này để sản xuất quần áo thời trang, chăn ga, gối nệm cao cấp.

- Vải cotton lụa

Đây là loại vải tổng hợp, được làm từ sợi cotton thiên nhiên với sợi tơ tằm thượng hạng. Tỉ lệ pha chế giữa cotton và lụa sẽ tùy thuộc vào từng nhà sản xuất. Thông thường tỉ lệ 90% cotton và 10% silk là hoàn hảo nhất. Chất liệu này là phiên bản giá rẻ của vải tơ tằm thuần túy.

- Vải cotton Spandex

Đây là loại vải cotton co giãn rất tốt, màu sắc phong phú, đa dạng. Bình thường vải cotton có độ co giãn kém, nên nhà sản xuất pha thêm sợi đàn đồi spandex(khoản 10%) để tạo ra loại vải cotton spandex có độ đàn hồi cao phù hợp với nữ giới hơn. Loại vải cotton spandex rất thích hợp sử dụng để sản xuất quần áo thời trang cho cả nam và nữ.

- Vải cotton borip

Đây là loại vải 100% cotton tự nhiên không pha thêm bất kỳ hợp chất nào. Vải được hệt theo kiểu RIB, tạo thành các gờ nổi và rãnh sâu chạy dài trên bề mặt vải. Nhờ kiểu dệt mới này, vải cotton borip mang lại độ co giãn lớn, rất phù hợp để may quần áo thời trang, đồ trẻ em và trẻ sơ sinh.

- Vải cotton Ai Cập

Đây là loại vải cotton có nguồn gốc từ Ai Cập. Nó được xem là vua của các loại vải cotton. Vải cotton Ai cập có cấu trúc sợi dài vượt trội, độ bền bỉ tuyệt đối so với cotton thường. Đặc biệt, vải có độ bóng tự nhiên nên tạo giá trị vô cùng tinh tế cho sản phẩm này.

- Vải cotton nhung

Là loại vải kết hợp giữ sợi cotton và sợi nhung mang đến loại vải có bề mặt mềm mịn, thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông và khó bị phai màu. Ưu điểm đó là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, điều chỉnh thân nhiệt hoàn hảo và làm mát cơ thể cực kỳ nhanh trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, giá thành của loại vải này khá cao.

Mẫu áo thun cotton đẹp
Mẫu áo thun cotton đẹp

8. Sản xuất vải cotton ảnh hưởng đến môi trường thế nào?

Bản thân sợi bông không ảnh hưởng đến môi trường, vì nó là một loại sợi tự nhiên, có thể tự phân hủy sinh học và không góp phần gây ra các dạng ô nhiễm nào khác. Tuy nhiên, quy trình sản xuất bông lại gây nguy hại đến môi trường rất lớn. Trồng bông cần một lượng lớn nước, phân bón và thuốc hóa học. Kết quả của việc trồng thường xuyên làm ô nhiễm đất và nguồn nước xung quanh. 

Trong phần lớn các trường hợp, trồng bông là hoạt động bóc lột, trong đó có các tập đoàn kinh tế lợi dụng những người dân nghèo, ít học ở các nước kém phát triển sản xuất bông. Kết quả là gây hại cho người dân nghèo, kéo dài chu kỳ nghèo đói, giảm tuổi thọ và nhiều hệ lỵ kinh tế lâu dài.

Tuy nhiên, việc trồng bông bằng phương pháp hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ sâu hoặc phân hóa học sẽ làm giảm tác động đến môi trường của việc sản xuất sợi bông. Hiện nay, chỉ có duy nhất sợi bông Supima là được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ.

Trên đây là bài viết chia sẻ về chất liệu vải cotton là gì? và các loại vải cotton được sử dụng phổ biến hiện nay. Mong rằng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Mời bạn ghé thăm trang website: đồng phục Song Phú để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.

 

Tin liên quan

Bình luận (0)


Gửi bình luận của bạn

Captcha

Tìm